Hỏi đáp

Thương hiệu là gì?

Thương hiệu là gì? mà rất nhiều thứ liên quan đến nó như: thương hiệu đồ uống coca cola, thương hiệu thời trang Guci, thương hiệu xe hơi Ford … Những thứ gì làm nên thương hiệu đó? Và thương hiệu có sức mạnh như nào, xây dựng một thương hiệu mạnh thì cần có làm những bước gì. Hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp cho độc giả những thông tin hữu ích nhất liên quan đến thương hiệu. Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau.

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nên kinh tế phát triển không ngừng nghỉ. Để không bị bỏ lại hay bị tan rã thì mỗi doanh nghiệp đều phải xây dựng cho mình những hướng đi vững chắc để làm nên thương hiệu riêng của mình. Để có một thương hiệu mạnh cần rất nhiều tâm huyết vào đó và thời gian. Chúng ta cùng tìm hiểu thương hiệu để tìm cách xây dựng nó vững mạnh.

 

Thương hiệu là gì?

Tên tiếng anh của thương hiệu đó là Brand. Ta có thể hiểu thương hiệu là một tập hợp những cảm nhận của khách hàng về một công ty, một sản phẩm hay dịch vụ với đầy đủ các khía cạnh: mô tả nhận diện (brand identities), giá trị (brand values), thuộc tính (brand attributes), cá tính (brand personality). thương hiệu ràng buộc với người tiêu dùng qua mối quan hệ thương hiệu-người tiêu dùng (brand-consumers relationship).

Thương hiệu là một thành phần phi vật thể. Nhưng lại là một thành phần thiết yếu của một doanh nghiệp. Một khi mà các sản phẩm đã đạt đến mức độ hầu như không thể phân biệt được bằng tính chất, đặc điểm và lợi ích công dụng. Thì thương hiệu là yếu tố duy nhất tạo ra sự khác biệt giữa các sản phẩm. Thương hiệu nói lên sự tin tưởng và sự an toàn.

Sự hình thành thương hiệu

Như chúng ta đã biết ở trên, thương hiệu là cảm nhận của khách hàng về một sản phẩm, một công ty, một dịch vụ. Cảm nhận ấy hình thành qua thời gian, điều nầy có nghĩa là một sản phẩm/dịch vụ/giải pháp mới và khách hàng chưa biết, chưa có khái niệm gì thì chưa có thể gọi là một thương hiệu.

Trải nghiệm sản phẩm dịch vụ

Trải nghiệm của khách hàng là những gì khách hàng cảm nhận được sau khi mua một sản phẩm về sử dụng, hoặc sau khi sử dụng một dịch vụ.

 Tương tác, tiếp xúc với nhân viên

Cảm nhận của khách hàng về một thương hiệu cũng hình thành từ những gì còn đọng lại qua những lần tiếp xúc với nhân viên, người đại diện cho thương hiệu để tương tác với khách hàng. Điều này lý giải khái niệm đại sứ thương hiệu

Các hoạt động marketing và truyền thông

Hoạt động marketing là những gì thương hiệu chủ động thực hiện để tác động, hay tạo ra cảm nhận của khách hàng, những cảm nhận tích cực về thương hiệu.

Các bước xây dựng thương hiệu mạnh

Để phát triển một thương hiệu mạnh là điều mà ai cũng mong muốn. Tuy nhiên, không phải ai cũng làm được. Muốn xây dựng nó cần phải nắm vũng những bước cơ bản sau:

Bước 1: Xác định cấu trúc nền móng của thương hiệu

 Các chất liệu cơ bản để xây dựng nền móng bao gồm:
Các nhận biết cơ bản của thương hiệu (Brand Attributes). là logo, màu sắc, đặc điểm nhận dạng giúp thương hiệu đó khác biệt với thương hiệu khác.
Các Lợi ích thương hiệu (Brand Benefits). Là lợi ích thực tính lợi ích cảm tính và lợi ích cảm xúc của thương hiệu đó mang lại cho người tiêu dùng.
Niềm tin thương hiệu/Brand Beliefs. Niềm tin nào chứng tỏ rằng thương hiệu sẽ mang lại lợi ích cho người dùng
Tính cách thương hiệu/ Brand personlization. Nếu thương hiệu đó biến thành người thì người đó sẽ như thế nào. Tính cách người đó ra sao?
Tinh chất thương hiệu/ Brand Essence là tóm tắt yếu tố tạo sự khác biệt và đặc trưng. Thường được sử như câu slogan của thương hiệu

Bước 2: Định vị thương hiệu

Hàng ngày hàng giờ, người tiêu dùng tiếp nhận hàng núi thông tin. Quá tải với trí nhớ của họ nên không thể nhớ được hết các thông tin thu nhận. Họ chỉ có thể nhớ những gì rõ ràng, đơn giản và khác biệt.
Nếu thương hiệu không được xác định rõ nằm ở đâu trong não người dùng thì họ không bao giờ nhớ được thương hiệu đó.
Định vị thương hiệu nhằm truyền thông tinh chất của thương hiệu một cách đồng nhất trên mọi phương tiện truyền thông từ đó xây dựng tài sản của thương hiệu (Brand Equity).

Bước 3: Xây dựng chiến lược thương hiệu

Sau khi đã định vị được thương hiệu, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược thương hiệu trong dài hạn (3 năm trở lên)bao gồm:
Mục tiêu của thương hiệu trong từng năm
Mức chi tiêu cho khuếch trương thương hiệu trong từng năm.
Kế hoạch tung sản phẩm mới theo từng năm.

Bước 4: Xây dựng chiến dịch truyền thông

Sau khi đồng ý chiến lược về thương hiệu. Người quản lý thương hiệu dựa trên ngân sách của năm thứ nhất để lên kế hoạch truyền thông cho cả năm.
Kế hoạch bao gồm tháng nào tiêu bao nhiêu tiền, quảng cáo thông điệp nào, trên các kênh nào…vv.
Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *