Hỏi đáp

Pháp luật là gì?

Pháp luật là gì? Tại sao chúng ta cần đến pháp luật? Những câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng các bạn có hiểu hết được vai trò của pháp luật đối với đời sống xã hội. Những vấn đề như vai trò, ý nghĩa và bản chất của pháp luật sẽ được làm sáng tỏ trong nội dung bài viết dưới đây. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Có nhiều cách, lý giải giải thích về pháp luật. Tuy nhiên đa số ý kiến tiếp cận theo cách  chính thống đôi khi gây khó hiểu cho người bình thường. Sau đây là thêm một cách tiếp cận khác về pháp luật. Hy vọng người bình thường cũng có thể dễ hình dung được những khía cạnh hàn lâm của pháp luật.

Pháp luật là gì?

Pháp luật là các quy tắc xử sự theo nguyên tắc bình đẳng mang tính chất bắt buộc đối với mọi cá nhân được quy định chung bởi toàn thể nhân dân đồng thời được bảo đảm thực hiện bởi nhà nước pháp quyền

Có thể nói pháp luật là “cái khung” hay vỏ bọc hay bộ chuẩn mực do Nhà nước tạo ra . Dựa vào cái khung đó mà người dân và cả nhà nước có cái tiêu chuẩn để đo lường hoặc biết được mình được làm gì, được làm đến đâu (giới hạn được làm) và không được làm gì (giới hạn không được làm); hay làm đến đâu là đúng, đến đâu là sai..

Ý nghĩa vai trò của pháp luật

Quan hệ xã hội nếu không có Nhà nước thì nó vẫn tồn tại nhưng đó là sự tồn tại ở trạng thái tự nhiên, tự điều chỉnh. Còn nếu có Nhà nước thì quan hệ xã hội tồn tại trong sự kiểm soát theo định hướng vận hành có lợi cho lợi ích cộng đồng dân cư. Như thế:

– Quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh thì tức là được nhà nước thừa nhận. Bảo vệ trước rủi ro hoặc không thừa nhận thì không được nhà nước bảo vệ trước rủi ro.

– Quan hệ xã hội được được pháp luật điều chỉnh. Tức là pháp luật xác định sự tồn tại hợp pháp hoặc không hợp pháp của quan hệ xã hội.

Bản chất của pháp luật

Pháp luật có tính giai cấp. Tính giai cấp của pháp luật được biểu hiện ở các điểm sau đây:

– Pháp luật là những quy tắc thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. Giai cấp nào nắm quyền lực Nhà nước thì trước hết ý chí của giai cấp đó được phản ánh trong pháp luật.

– Ý chí của giai cấp thống trị thể hiện trong pháp luật không phải là sự phản ánh một cách tùy tiện. Nội dung của ý chí này phù hợp với quan hệ kinh tế – xã hội của Nhà nước đó.

– Tính giai cấp của pháp luật còn thể hiện ở mục đích của nó. Mục đích của pháp luật là để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo một trật tự phù hợp. Với ý chí và lợi ích của giai cấp nắm quyền lực Nhà nước.

Pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra . Có tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức và tính bắt buộc chung. Thể hiện ý chí của giai cấp nắm quyền lực Nhà nước và được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.

 

Trên đây là bài viết giải thích pháp luật là gì, vai trò và bản chất của nó. Bạn đọc tham khảo bài viết và cùng góp ý để xây dựng bài viết hoàn chỉnh hơn. Mọi thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật xin vui lòng liên hệ hoiluatgia.vn để được hỗ trợ nhanh nhất.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *