Thi tuyển công chức là gì là câu hỏi mà các bạn trẻ thắc mắc gửi cho chúng tôi. Để làm rõ được vấn đề này, chúng ta cần tìm hiểu hiểu kỹ các khái niệm và nội dung liên quan đến công chức và thi tuyển công chức. Mời các bạn cùng theo dõi nội dung bài viết sau để giải đáp được những thắc mắc của mình.
Như chúng ta đã biết. Các vị trí trong bộ máy hành pháp tại Việt Nam chúng ta đều cần có những người đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn đề ra. Để đáp ứng các tiêu chuẩn đó, các nhân viên phải học tập và rèn luyện thật tốt để dự thi khóa tuyển công chức mỗi năm.
Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu công chức là gì
Công chức là gì?
Công chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong biên chế giữ một công vụ thường xuyên, hoặc nhiệm vụ thường xuyên trong các cơ quan hành chính nhà nước ở cấp tỉnh, cấp huyện
Trong các cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân (mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp như chuyên viên vi tính, kế toán…)
Trong các cơ quan, đơn vị công an nhân dân (mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp)
Trong các cơ quan Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước
Trong các bộ và cơ quan ngang bộ, Tòa án nhân dân các cấp (Phó chánh án Tòa án nhân dân tối cao, chánh án, phó chánh án các tòa chuyên trách, thẩm phán). Viện KSND, tổ chức Công tác – Xã hội (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên…)
Trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập…
Thi tuyển công chức là gì?
Thi tuyển công chức tức là đi làm những câu hỏi do các bộ ngành đưa ra nhằm kiểm tra kiến thức và năng lực của các ứng viên. Sau khi chấm điểm sẽ công bố, ai được làm công chức. Tuy nhiên, muốn thi tuyển công chức bạn phải đáp ứng các điều kiện và trình tự sau:
Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức
a) Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
b) Đủ 18 tuổi trở lên;
c) Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;
d) Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;
đ) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
e) Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;
g) Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.
Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển công chức:
a) Không cư trú tại Việt Nam;
b) Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.
Trình tự, thủ tục tuyển dụng công chức
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của Pháp luật
Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan thông báo tuyển cán bộ, công chức.
Công chức nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung của hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đảm bảo thì công chức tiếp nhận hướng dẫn theo quy định để người đến nộp hồ sơ làm lại.
Khi đầy đủ hồ sơ cơ quan tuyển cán bộ, công chức tổ chức thi tuyển, làm tờ trình, trình Sở Nội vụ thẩm định. Khi có ý kiến thống nhất của Sở Nội vụ, cơ quan tuyển dụng ra quyết định tuyển dụng công chức
Thời gian làm việc: theo giờ hành chính.
Bước 3: Nhận Quyết định của cơ quan tuyển dụng trực tiếp tại cơ quan hành chính hoặc nhận theo đường bưu điện.
3. Cách thực hiện:
Trực tiếp tại cơ quan tuyển dụng.
4. Hồ sơ:
1) Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Đơn xin đăng ký dự tuyển công chức
- Bản sơ yếu lý lịch theo mẫu quy định có xác nhận của UBND xã, phường thị trấn nơi cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó đang công tác, học tập.
- Bản sao giấy khai sinh.
- Có đủ bản sao được công chứng hoặc chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập phù hợp với yêu cầu của ngạch tuyển dụng.
- Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ quan Y tế có thẩm quyền
2. Số lượng hồ sơ: 02 bộ
5. Thời hạn giải quyết Thủ tục hành chính:
60 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ
6. Đối tượng thực hiện Thủ tục hành chính:
Cá nhân
7. Cơ quan thực hiện Thủ tục hành chính:
1) Các Sở, ban ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố.
2) Các Sở, ban ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố.
3.) Sở Nội vụ
8. Phí, lệ phí:
Đối với dự thi tuyển công chức, cơ quan tổ chức thi căn cứ vào số lượng thí sinh đủ điều kiện dự thi để áp dụng theo các mức:
- Dưới 100 thí sinh tham dự, thu: 130.000 (một trăm ba mươi ngàn) đồng/thí sinh/lần dự thi.
- Từ 100 đến dưới 500 thí sinh tham dự, thu: 100.000 (một trăm ngàn) đồng/thí sinh/lần dự thi.
- Từ 500 đến dưới 1.000 thí sinh tham dự, thu: 70.000 (bảy mươi ngàn) đồng/thí sinh/lần dự thi.
- Từ 1.000 thí sinh tham dự trở lên, thu: 60.000 (sáu mươi ngàn) đồng/thí sinh/lần dự thi.