Biểu mẫu, Blog, Dách sách Văn phòng công chứng, Danh bạ công ty dịch thuật

Thể bị động ở trong tiếng Nhật được hiểu như thế nào?

hinh ve tuong quan tra sua cute 102924632 thể bị động tiếng nhật

Thể bị động trong tiếng Nhật là gì?

Thể bị động ở trong tiếng Nhật( 受身形)  trong tiếng Nhật chính là một thể hết sức quan trọng, thường sẽ gây khó khăn cho các học viên khi học. Nhiều học viên đã học tiếng Nhật và khi học lên tới N3 thì thường sẽ quên mất cách dùng, không nhận ra được  khi nghe thể bị động. Bài viết này nó sẽ giúp cho các Bạn có thể luyện tập và sẽ hiểu sâu hơn về thể bị động ở trong tiếng Nhật

Thể bị động tiếng Nhật là gì? 

Thể bị động tiếng Nhật chính là 受身 ( đọc là ukemi), bản thân của 2 chữ Kanji đã thể hiện được là bản thân chịu/ nhận một loại tác động nào đó

Thể bị động trong tiếng Nhật thuộc N3 và N4

Các mẫu thể bị động tiếng Nhật mà bạn cần phải nhớ 

Mẫu thể bị động trong tiếng Nhật 1 : NがVられる 

N bị/được tác động bởi một động từ V. Mẫu câu này sẽ  được sử dụng khi chủ ngữ nhận một động tác hay là một tác dụng V nào đó. Thường thì được sử dụng ở trong các câu thông tin, khi mà chủ thể của hành động hiện không được xác định, hoặc là cũng không cần phải chỉ rõ ra.

Mẫu thể bị động trong tiếng Nhật 2 : N1がN2に(よって/ から)Vられる

Chủ ngữ N1 sẽ bị N2(chủ thể của hành động) tác động tới bằng một hành động V( bị N làm V)

Khi mà chúng ta muốn nói tới chủ thể gây ra hành động mà chủ ngữ của câu sẽ chịu tác động, thì chúng ta chỉ cần thêm chủ thể của hành động (N) vào phía trước に + động từ đã được chia ở thể bị động. 

Mẫu câu này sẽ thường được sử dụng ở trong các câu mô tả sự việc hoặc là cung cấp thông tin. Chủ thể của hành động đã được đánh dấu bằng に hoặc là によって. によって được sử dụng khi mà chủ thể của hành động (N2) làm ra các tác phẩm, công trình xây dựng, công trình kiến trúc,… Hoặc là được sử dụng ở trong các tình huống trang trọng. から cũng có thể sẽ được dùng để đánh dấu chủ thể tác động. Tuy nhiên  に sẽ được sử dụng nhiều hơn. 

Mẫu thể bị động trong tiếng Nhật 3 : Thụ động gián tiếp 

khi mà chủ ngữ bị phiền phức do một tình trạng nào đó. Trong câu này thì chỉ sử dụng に, không sử dụng によって hay là から

Mẫu thể bị động trong tiếng Nhật 4 : N1がN2にN3をV られる

Ý nghĩa và cách dùng ở trong câu này thì N1 là chủ ngữ, N2 là chủ thể của những hành động. N3 chính là đối tượng chịu sự tác động của động từ. N3 thường sẽ là danh từ thuộc sở hữu của N1. Mẫu câu này thường dùng để diễn tả ý nghĩa : Do những hành động của V tác động vào đối tượng N3 mà chủ ngữ N1 bị phiền phức …

Những cách chia động từ của thể bị động (受身:うけみ) từ thể từ điển:

Động từ của nhóm 1: Chuyển đuôi う thành あ + れる

Ví dụ: 話す(はなす)thành 話される、言う(いう)thành 言われる、書く(かく)thành 書かれる

Động từ của nhóm 2: Bỏ đuôi る thành られる

Ví dụ: 食べる(たべる)thành 食べられる、見る(みる)thành 見られる、教える(おしえる)thành 教えられる

* Dạng bị động của động của từ nhóm 2 giống với cách đó là chia thể khả năng.

Động từ của nhóm 3 ( là bất quy tắc)

する thành される     来る(くる)thành 来られる(こられる)thành giống với thể khả năng

 

Cách để sử dụng

N1(người) は N2(người)に+ V (bị động): bị ~, được ~

Cách dùng: khi N2 đã làm hành động nào đó đối với N1, N1 chính là phía nhận hành động đó.

Ví dụ như là: 

(1) Chủ động là: 課長(かちょう)は私(わたし)をほめました。Giám đốc khen tôi.

Bị động là: 私は課長にほめられました。Tôi được giám đốc khen.

(2) Chủ động là: 課長(かちょう)は私(わたし)をしかりました。Giám đốc mắng tôi.

Bị động là: 私は課長にしかられました。Tôi bị giám đốc mắng.

(3) 私(わたし)は友達(ともだち)にたのまれました。Tôi được bạn bè giúp đỡ.

Chú ý: Trong câu chủ động thì N1 sẽ là người nhận hành động, được biểu thị bằng trợ từ を, nhưng ở trong câu bị động thì trợ từ を sẽ thay bằng trợ từ はđể có thể biểu thị chủ từ, N2 chính là người làm hành động biểu thị bằng trợ từ に.

N1(người) は N2(người)に+ N3 (vật) + V (bị động): bị ~

Cách dùng: khi mà N2 làm một hành động nào đó đối với N3 đó là vật sở hữu của N1 và N1 cảm thấy rằng hành động đó là quấy rầy hay là làm phiền mình.

Ví dụ:

(1) Chủ động là: どろぼうは(私(わたし)の)お金(かね)を 取(と)りました。Kẻ trộm lấy tiền của tôi.

Bị động là: 私はどろぼうにお金を取られました。Tôi bị kẻ trộm lấy tiền.

(2) 私(わたし)は誰(だれ)かに足(あし)を踏(ふ)まれました。Không biết ai đã giẫm vào chân của tôi.

Nが/は + V (bị động): được, bị ~

Cách dùng: Khi đang nói về một sự việc nào đó và nó không cần thiết phải nêu rõ đối tượng thực hiện hành vi, thì “vật” hoặc là “việc” làm chủ đề của câu và dùng những động từ bị động để diễn đạt

Ví dụ:

(1) 大阪(おおさか)で展覧会(てんらんかい)が開(ひら)かれます nghĩa là buổi triển lãm được mở ra tại Osaka.

(2) 東京(とうきょう)で国際会議(こくさいかいぎ)が行(おこ)なわれます。nghĩa là hội nghị quốc tế được tổ chức tại Tokyo.

(3) フランスで昔(むかし)の日本(にほん)の絵(え)が発見(はっけん)されました。nghĩa là một bức tranh cổ của Nhật được tìm thấy ở Pháp.

N1 は + N2 (người) + によって + V (bị động): do

Cách dùng: khi dùng các động từ biểu thị như sự “sáng tạo”, “tạo ra”, “tìm thấy” ở thể bị động thì hãy dùng によって để có thể biểu thị chủ thể của hành vi.

Ví dụ là: 

(1) 電話(でんわ)はグラハム。ベルによって発明(はつめい)されました。nghĩa là điện thoại do Graham Bell phát minh ra.

(2) 先生(せんせい)、飛行機(ひこうき)はだれが発明(はつめい)したんですか。nghĩa là thưa thầy, máy bay do ai phát minh ạ?

飛行機(ひこうき)はライト兄弟(きょうだい)によって発明(はつめい)されました。nghĩa là máy bay do hai anh em nhà Wright phát minh ra.

Rate this post
author-avatar

About Phan Thanh Nguyễn

Tốt nghiệp Kỹ sư Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng, từng kinh qua nhiều vị trí kỹ sư, chỉ huy trưởng các công trình lớn như Nhà máy Yoneyawa - Hòa Cầm, Đường Trường Sơn Đông, Nhà máy Ajinomo - Đồng Nai, và hàng chục ngôi nhà dân dụng khác. Tôi hy vọng sẽ đem lại giá trị tốt nhất với quý khách, giúp quý khách an tâm ở mái ấm bền vững của gia đình mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *