Blog

Mã số thuế cá nhân là gì? Đối tượng đăng ký thuế và cấp mã số thuế cá nhân

Dịch thuật Hanu giới thiệu các bạn bài viết Mã số thuế cá nhân là gì? Đối tượng đăng ký thuế và cấp mã số thuế cá nhân.

Nộp thuế chính là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi công dân để có thể đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước. Các quy định có liên quan đến thuế, phí đều sẽ đảm bảo được nguyên tắc công bằng, phù hợp với thu nhập, điều kiện về tài chính của mỗi người dân. Một trong số những loại thuế phải kê khai và nộp là thuế thu nhập cá nhân, kèm theo đó là những mã số thuế cá nhân. Tuy nhiên, không phải ai cũng sẽ hiểu rõ mã số thuế cá nhân là gì và nó được dùng để làm gì?

Khái niệm của mã số thuế cá nhân

Mỗi cá nhân khi đã đi làm hoặc là có các hoạt động tạo ra một khoản thu nhập nhất định vào hàng tháng thì sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Để có thể thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, thì mỗi cá nhân sẽ được cấp một mã số nó được gọi là mã số thuế cá nhân.

Định nghĩa chính xác thì đó chính là:

Mã số thuế cá nhân chính là một mã số thuế duy nhất để các cá nhân có thể sử dụng với mục đích kê khai ra mọi khoản thu nhập của mình.

Về việc đăng ký để có thể cấp mã số thuế thu nhập cá nhân sẽ được thực hiện tại các Cơ quan chi trả thu nhập hoặc tại Cơ quan thuế.

Như vậy, ở đây sẽ có 2 trường hợp đó là

– Nếu bạn đang làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức thì các cơ quan của bạn sẽ có trách nhiệm đó là đăng ký mã số thuế cá nhân qua mạng cho bạn.

– Nếu như bạn làm việc cá nhân và tạo ra thu nhập, thì bạn cần đến các Cơ quan thuế để đăng ký kê khai.

Mã số thuế cá nhân dùng để làm gì? 

Các cá nhân đã có thu nhập thường xuyên sẽ được các cơ quan thuế cấp cho một mã số duy nhất để có thể kê khai các khoản thu nhập. Mã số này nó chính là mã số thuế thu nhập cá nhân. Vậy mã số thuế cá nhân sẽ được sử dụng như nào:

Mã số thuế cá nhân sẽ giúp cho cơ quan thuế nhận biết, xác định được các cá nhân sẽ phải nộp thuế. Do đó mà các cá nhân khác nhau sẽ có các loại mã số thuế khác nhau.

Đối với những người có thu nhập, mã số thuế cá nhân nó chính là cách để họ thể hiện sự có trách nhiệm của mình đối với nhà nước và quốc gia nơi mà họ sinh sống. Việc nộp thuế thu nhập cá nhân thông qua việc sở hữu các mã số thuế cá nhân sẽ giúp cho họ cảm thấy sống thực sự có ý nghĩa đối với cộng đồng.

Khi nào thì phải đăng ký mã số thuế cá nhân?  

Dựa theo điều 27 thuộc Nghị định số 65/2013/NĐ-CP đã quy định về chính sách về quản lý thuế thu nhập cá nhân, theo đó thì các cá nhân có thu nhập chịu thuế sẽ cần thực hiện việc đăng ký mã số thuế cá nhân để các cơ quan thuế có thể cấp mã số thuế cá nhân cho họ và cho mỗi người phụ thuộc  sẽ được giảm trừ gia cảnh.

Các tổ chức/cá nhân chi trả thu nhập chịu thuế cần phải thực hiện việc đăng ký các mã số thuế để cho các cơ quan cấp mã số thuế. Đối với các trường hợp tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập đã được cơ quan cấp mã số thuế cá nhân trước ngày nghị định 65/2013/NĐ-CP này sẽ có hiệu lực thi hành thì vẫn sẽ tiếp tục sử dụng được mã số đã cấp đó.

Cá nhân hoặc các tổ chức thuộc đối tượng cần sẽ phải đăng ký thuế thu nhập cá nhân, bao gồm:

Cá nhân các tổ chức trả thu nhập:

Các tổ chức, công ty/doanh nghiệp và các cá nhân kinh doanh bao gồm cả các chi nhánh phụ thuộc có tư cách pháp nhân ( đó là tư cách pháp lý do nhà nước công nhận cho một tổ chức, cá nhân sẽ có khả năng tồn tại, hoạt động độc lập và quan trọng nhất là chịu trách nhiệm về các hành động trước mặt pháp luật.)

Các đối tượng đăng ký thuế và cấp mã số thuế

Pháp luật đã có quy định về đối tượng đăng ký thuế quy định ngay tại khoản 1 Điều 30 Luật quản lý thuế năm 2019 như sau:

– Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sẽ thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông cùng với việc đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật có liên quan

Tổ chức, cá nhân sẽ không thuộc trường hợp quy định ở tại điểm a khoản này sẽ thực hiện đăng ký thuế trực tiếp đối với các cơ quan thuế theo đúng quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Cấu trúc của mã số thuế sẽ bao gồm 10 chữ số hoặc là 13 chữ số được quy định ngay tại khoản 2 Điều 30 Luật quản lý thuế năm 2019 đã quy định

Một số câu hỏi thường gặp khi đang tra mã số thuế cá nhân

Khi tra cứu mà thấy có 2 mã số thuế cá nhân thì làm sao?

Nếu cá nhân phát sinh ra 2 mã số thuế đó là do đã dùng 2 CMND/CCCD để đăng ký trước đó thì sẽ phải chấm dứt MST TNCN cấp sau, MST cá nhân đầu mới có thể có hiệu lực hợp pháp để mà kê khai thực hiện các nghĩa vụ thuế…

Người chưa tham gia lao động liệu có mã số thuế không?

Người chưa đi làm có thể có mã số thuế nếu như trong diện người phụ thuộc, tức là có cha, mẹ, người trực tiếp nuôi dưỡng đi làm đã có MST. Để giảm trừ gia cảnh 4.4 triệu/tháng dựa theo quy định hiện tại thì cha mẹ/người nuôi dưỡng trực tiếp sẽ phải làm thủ tục cấp MST cho người chưa đi làm, vẫn sẽ có hiệu lực khi mà người này tham gia vào bất kỳ một thị trường lao động sau đó.

Thay đổi từ CMND sang CCCD có cần phải thay đổi MST không?

Chuyển từ chứng minh thư sang thẻ CCCD sẽ không cần đổi mã số thuế cá nhân mà chỉ cần phải làm các thủ tục để thay đổi thông tin đăng ký  ngay tại CQT quản lý trực tiếp.

Không có mã số thuế cá nhân thì phải làm sao?

Không có mã số thuế cá nhân thì sẽ không thể kê khai các trường hợp đã được giảm trừ gia cảnh, khấu trừ hay là hoàn thuế. Sau khi đã hoàn thiện đăng ký được mã số thuế cá nhân, người nộp thuế nếu như có người phụ thuộc thì có thể khai giảm trừ gia cảnh cho người có phụ thuộc.

Một người sẽ có thể có bao nhiêu mã số thuế cá nhân?

Mỗi một người chỉ có thể có một mã số thuế cá nhân duy nhất để có thể sử dụng trong suốt cuộc đời,dựa  theo khoản 3 điều 30 Luật quản lý thuế năm 2019 đã quy định.

Kết luận

Vậy Mã số thuế cá nhân gồm dãy số gồm 10 hoặc 13 chữ số và ký tự khác được cơ quan thuế cấp cho người nộp thuế dùng để quản lý thuế. Hiện nay, trong nhiều giao dịch có yêu cầu cung cấp mã số thuế cá nhân. Bước 2: Nhập số CMND/CCCD và mã xác nhận.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *