Nghề dịch thuật, Blog

Những slogan quảng cáo bị hiểu nhầm vì dịch thuật

Dù tốn không ít công sức, tiền bạc nghiên cứu thị trường, nhiều công ty lớn vẫn không lường trước được thương hiệu, slogan của mình thành trò cười cho người dân ở nước khác khi những từ tiếng Anh vô tình mang nghĩa hài hước trong ngôn ngữ khác.

Slogan “Sảng khoái cùng Pepsi” bị hiểu  nhầm thành “Pepsi – mang tổ tiên của bạn sống lại từ nấm mồ” tại Trung Quốc

Khi tấn công sang thị trường Trung Quốc, Pepsi giữ nguyên slogan quốc tế của mình là
Khi tấn công sang thị trường Trung Quốc, Pepsi giữ nguyên slogan quốc tế “Come alive with Pepsi” (Sảng khoái cùng Pepsi). Người dân ở đây lại hiểu là “Pepsi brings your ancestors back from the dead” – Pepsi mang tổ tiên của bạn sống lại từ nấm mồ”.
Khi mang sản phẩm Big Mac đến Pháp, chiếc bánh kẹp của McDonald's được dịch là
Khi mang Big Mac đến Pháp, chiếc bánh kẹp này của McDonald’s được dịch là “Gros Mec”, có nghĩa “tên ma cô”.
Slogan
Slogan “Turn it loose!” (Thoải mái đi) của hãng bia danh tiếng Coors được dịch sang hoàn toàn khác theo tiếng Tây Ban Nha “You will suffer from diarrhea” (Bạn sẽ bị bệnh tiêu chảy).
Công ty chuyên về các sản phẩm làm tóc Clairol giới thiệu sản phẩm máy uốn tóc có tên
Công ty chuyên về các sản phẩm làm tóc Clairol giới thiệu sản phẩm máy uốn tóc có tên “Mist stick” vào thị trường nước Đức mà không biết rằng trong tiếng Đức, “mist” có nghĩa “phân bón”. Vì vậy, doanh số bán hàng của sản phẩm đã bị ảnh hưởng nặng nề.
Gros Jos
Hunt-Wesson giới thiệu đến thị trường Canada món đậu nành sấy có tên “Gros Jos” mà không nhận ra rằng trong tiếng Pháp, “Gros Jos” có nghĩa “bộ ngực lớn”.
KFC dịch nhầm khẩu hiệu
KFC dịch khẩu hiệu “Finger-lickin’ good” (Vị ngon trên từng ngón tay) thành “Eat your fingers off” (Ăn luôn ngón tay của bạn) ở Trung Quốc.
Năm 1987, hãng hàng không Braniff Airlines giới thiệu đến hành khách rằng ghế ngồi được bọc da với khẩu hiệu
Năm 1987, hãng hàng không Braniff Airlines giới thiệu đến hành khách rằng ghế ngồi được bọc da với khẩu hiệu “Fly in leather”. Thế nhưng, từ lóng trong tiếng Tây Ban Nha khiến cụm từ này có nghĩa “Fly naked” – bay trần truồng.
Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *