Có rất nhiều các bạn đang tìm hiểu về hệ mặt trời, và các ngôi sao thuộc hệ mặt trời, khi tìm hiểu tới ngôi sao có tên là Mercury, không ít người thắc mắc Mercury là sao gì. kích thước và vị trí của nó trong hệ mặt trời như thế nào? Bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về ngôi sao này nhé!
Mercury: mer·cu·ry1 /ˈmərkyərē/ Tên tiếng việt là: Sao Thuỷ
Thông tin về sao thuỷ – Mercury
Sao Thủy hay Thủy tinh là hành tinh nhỏ nhất và gần Mặt Trời nhất trong tám hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời, với chu kỳ quỹ đạo bằng khoảng 88 ngày Trái Đất. Nhìn từ Trái Đất, hành tinh hiện lên với chu kỳ giao hội trên quỹ đạo bằng xấp xỉ 116 ngày, và nhanh hơn hẳn những hành tinh khác.
Sao Thủy (Mercury) là hành tinh nhỏ nhất trong hệ mặt trời của chúng ta. Nó chỉ lớn hơn một chút so với mặt trăng của Trái đất. Nó là hành tinh gần mặt trời nhất, nhưng thực ra không phải là hành tinh nóng nhất. Sao Kim nóng hơn.
- 57.909.100 km
- 0,387098 AU
- 6,083×1010 km³[4]
- 0,056 Trái Đất
- 3,3022×1023 kg[4]
- 0,055 Trái Đất
Sao Thủy (Mercury) hay Thủy tinh (chữ Hán: 水星) là hành tinh nhỏ nhất và gần Mặt Trời nhất trong tám hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời,[a] với chu kỳ quỹ đạo bằng khoảng 88 ngày Trái Đất. Nhìn từ Trái Đất, hành tinh hiện lên với chu kỳ giao hội trên quỹ đạo bằng xấp xỉ 116 ngày, và nhanh hơn hẳn những hành tinh khác. Tốc độ chuyển động nhanh này đã khiến người La Mã đặt tên hành tinh là Mercurius, vị thần liên lạc và đưa tin một cách nhanh chóng. Trong thần thoại Hy Lạp tên của vị thần này là Hermes. Tên tiếng Việt của hành tinh này dựa theo tên do Trung Quốc đặt, chọn theo hành thủy trong ngũ hành.

Cấu tạo của sao Thủy
Cùng với sao Kim, sao Hỏa và Trái Đất, sao Thủy là một hành tinh đá. Cũng giống như bề mặt của Trái Đất và Mặt Trăng, sao Thủy có nhiều hố do va chạm với sao chổi hoặc các thiên thạch. Đặc biệt, bề mặt sao Thủy được bao phủ bởi rất nhiều các miệng núi lửa. Tiêu biểu nhất chính là miệng núi lửa lớn nhất có tên là Caloris Basin. Miệng núi lửa này có đường kính lên tới 1550km.
Thủy tinh là một ngôi sao có cấu tạo với 3 lớp chính là: lớp vỏ, lớp phủ và lõi. Trong đó lớp vỏ của sao Thủy không có mảng kiến tạo, chiếm một phần không lớn trong tổng kết cấu của tiểu hành tinh.
Tuy nhiên phần lõi sắt của nó lại rất lớn chiếm tới 85% bán kính của hành tinh. Chính vì phần lõi sắt quá lớn đã ảnh hưởng không nhỏ tới kích thước tổng thể của cả hành tinh. Cụ thể, lượng lõi sắt này trong vòng 4.5 tỷ năm bắt đầu nguội và co lại. Điều đó làm cho bề mặt bị kéo vào phía trong. Từ đó mà kích thước của Thủy tinh bị giảm đi từ 1 – 7km.
Sao Thủy là hành tinh đá cho nên nó chiếm tới khoảng 70% là kim loại. 30% còn lại là vật liệu silicat. Chính vì vậy nên Thủy tinh được coi là hành tinh có độ dày thứ hai.
Người ta tin rằng nếu như các tác động của lực nén trọng trường được tính từ cả sao Thủy và Trái Đất thì sao Thủy sẽ đứng đầu vì độ dày đặc của mình. Ví dụ như trọng lượng của bạn trên sao Thủy sả bằng 38% trọng lượng của bạn khi trên Trái Đất. Vì sao Thủy có trọng lực chỉ 3.7m/s2 còn trọng lực của Trái Đất lên tới 9.807m/s2.
Sao thuỷ có nước không?
Chính cái tên của mình khiến cho nhiều người liên tưởng ngay đến một hành tinh chứa đầy nước. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu sơ lược thì không ít người lại hoài nghi về khả năng này. Đây là hành tinh gần với Mặt trời nhất, với sức nóng của Mặt trời liệu tiểu hành tinh này có nước hay không? những miệng núi lửa lớn có chứa băng Những miệng núi lửa lớn có chứa băng Sao Thủy được cho là có nước nhưng không phải dưới dạng nước lỏng mà là nước đóng băng. Vào năm 2012, tàu vũ trụ Messenger của NASA đã phát hiện ra băng nước trong các miệng núi lửa tại cực Bắc. Nơi đây là những vùng có thể bị che khuất vĩnh viễn khỏi sức đốt cháy của Mặt trời. Phần cực nam cũng có thể chứa các núi lửa có băng. Nhưng quỹ đạo của tàu Messenger không cho phép các nhà khoa học thăm dò khu vùng cực này. Các nhà khoa học cho rằng, các thiên thạch, sao chổi có thể đã mang băng đến những vùng này. Hoặc là hơi nước từ bên trong hành tinh có thể thoát ra. Sau đó gặp phải nhiệt độ thấp dẫn tới đóng băng ở các cực. Từ những dữ liệu từ Messenger. Người ta ước tính rằng trên sao Thủy có thể có từ 100 tỷ đến 1000 tỷ tấn băng nước ở cả hai cực. Nó có thể sâu tới 20m ở nhiều nơi. Tuy nhiên một nghiên cứu khác từ đại học Brown cho rằng số lượng băng nước còn lớn hơn. Khi họ chỉ ra rằng có thể có thêm 3 miệng núi lửa lớn có thể chứa băng khác cũng ở vùng cực.
Sao Thủy có nóng không?
Vì là hành tinh gần Mặt trời nhất cho nên không ít người thắc mắc rằng sao Thủy có nóng không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên không phải là hành tinh nóng nhất mặc dù chúng gần “quả cầu lửa” nhất. Hành tinh này cách Mặt trời chỉ 57910000km. Các nhà khoa học cho rằng, để Mặt trời đi từ vị trí của mình tới sao Thủy chỉ mất 3.2 phút.
Chính vì khoảng cách gần như vậy cho nên nhiệt độ sao Thủy rất cao. Nhiệt độ ban ngày của hành tinh này lên tới 800 độ F (427 độ C). Tuy nhiên, đây cũng là hành tinh có sự chênh lệch rõ rệt nhất giữa nhiệt độ ngày và đêm. Ban đêm, nhiệt độ bề mặt sao Thủy có thể xuống đến -290 độ F (-180 độ C). Nhiệt độ trung bình của Thủy tinh vào khoảng 332 độ F (167 độ C).
Nguyên nhân khiến cho nhiệt độ của sao Thủy lớn như vậy là do chúng gần Mặt trời nhất. Ngoài ra còn do sao Thủy không có bầu khí quyển. Vì không có khí quyển nên nhiệt độ của Mặt trời chiếu trực tiếp lên bề mặt khiến cho sao Thủy cực nóng. Nhưng cực lạnh vào ban đêm do không có bầu khí quyển giữ nhiệt lại. Điều đó gây nên sự chênh lệch vô cùng lớn này.
Trên sao Thủy chỉ có một ngoại quyển mỏng. Đây là lớp ngoài cùng của bầu khí quyển. Trên sao Thủy, ngoại quyển được hình thành từ oxy, natri, hydro, heli và kali. Tuy nhiên lớp ngoại quyển này dễ bị gió Mặt trời đánh bay khỏi bề mặt sao Thủy.