Dịch thuật Hanu
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Dịch thuật công chứng
    • Dịch thuật công chứng Hà Nội
    • Dịch thuật công chứng TPHCM
  • Dịch thuật đa ngôn ngữ
    • Dịch thuật tiếng Campuchia
    • Dịch thuật tiếng Đan Mạch
    • Dịch thuật tiếng Hà Lan
  • Dịch tài liệu
    • Dịch hồ sơ thầu
    • Dịch hồ sơ du học
    • Dịch film
    • Dịch hồ sơ dự án
    • Dịch hồ sơ giấy phép lao động
    • Dịch tài liệu chuyên ngành
    • Dịch tài liệu kỹ thuật
    • Dịch tài liệu tiếng Hungary
    • Dịch tài liệu tiếng Slovakia
  • Báo giá
  • Nghề dịch thuật
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Dịch thuật công chứng
    • Dịch thuật công chứng Hà Nội
    • Dịch thuật công chứng TPHCM
  • Dịch thuật đa ngôn ngữ
    • Dịch thuật tiếng Campuchia
    • Dịch thuật tiếng Đan Mạch
    • Dịch thuật tiếng Hà Lan
  • Dịch tài liệu
    • Dịch hồ sơ thầu
    • Dịch hồ sơ du học
    • Dịch film
    • Dịch hồ sơ dự án
    • Dịch hồ sơ giấy phép lao động
    • Dịch tài liệu chuyên ngành
    • Dịch tài liệu kỹ thuật
    • Dịch tài liệu tiếng Hungary
    • Dịch tài liệu tiếng Slovakia
  • Báo giá
  • Nghề dịch thuật
No Result
View All Result
Dịch thuật Hanu
No Result
View All Result
Home Blog

Tổng hợp 10 cặp từ hay bị nhầm lẫn trong tiếng việt

admin by admin
28 Tháng Chín, 2020
in Blog
0
Tổng hợp 10 cặp từ hay bị nhầm lẫn trong tiếng việt

Removing word with pencil's eraser, Erasing mistake

Tiếng Việt thật đa dạng phong phú, giàu hình tượng, ngữ nghĩa bởi vậy mà để hiểu đúng, hiểu sâu quả không phải dễ dàng. Dưới đây là một số cặp từ hay bị lẫn lộn, hiểu sai. Bạn hãy xem thử xem mình có bị nhầm lẫn khi sử dụng không nhé.

Danh mục bài viết

  • 1. Chia sẻ hay chia xẻ
  • 2. Giả thuyết hay giả thiết
  • 3. Độc giả hay đọc giả
  • 4. Chín mùi hay chín muồi
  • 5. Tựu chung hay tựu trung
  • 6. Vô hình chung hay vô hình trung
  • 7. Nhậm chức hay nhận chức
  • 8. Chẩn đoán hay chuẩn đoán
  • 9. Tham quan hay thăm quan
  • 10. Sát nhập hay sáp nhập

1. Chia sẻ hay chia xẻ

Nói đến cặp từ này, không ít bạn khẳng định “chia sẻ” mới là từ đúng bởi mọi người đã sử dụng rất thường xuyên, rất ít gặp từ “chia xẻ”. Nhưng bạn có biết, hai từ này đều được sử dụng, mặc dù nghĩa của chúng có phần khác nhau.

 

Từ “chia sẻ”, “chia” có nghĩa là làm nhỏ ra thành từng phần từ một chỉnh thể; “sẻ” là chia bớt, lấy ra một phần. Do đó, “chia sẻ” có nghĩa là cùng chia với nhau để cùng hưởng, hoặc cùng chịu. (ví dụ: Chia cơm sẻ áo, chia sẻ buồn vui).

“Chia xẻ” – “chia” vẫn có nghĩa là làm nhỏ ra thành từng phần từ một chỉnh thể, trong khi đó “xẻ” nghĩa là chia, bổ, cắt cho rời ra theo chiều dọc, không để dính liền nhau, hay nghĩa là đào cái gì cho thông, thoát (Ví Dụ: xẻ rãnh thoát nước).

Bởi vậy, hai từ “chia sẻ” và “chia xẻ” cùng là động từ, có nghĩa gần giống nhau nhưng cách dùng từ khác nhau. Bạn nên chọn từ đúng trong mỗi trường hợp.

2. Giả thuyết hay giả thiết

Có người thì khẳng định rằng, chỉ có “giả thuyết” mới đúng và dùng trong tất cả các trường hợp, số khác lại cho rằng “giả thiết” mới thật chính xác. Và sự thật là… cả hai từ đều được sử dụng nhưng trong các ngữ cảnh khác nhau.

 

Cụ thể, “giả thuyết” được sử dụng khi muốn nêu luận điểm mới trong khoa học để giải thích một hiện tượng tự nhiên nào đó và đang tạm thời được chấp nhận, chưa được kiểm nghiệm, kiểm chứng.

Trong khi đó, “giả thiết” được dùng để chỉ điều cho trước trong một định lý hay bài toán để căn cứ vào đó mà suy ra kết luận của định lý hay để giải bài toán.

Một định nghĩa khác được đề cập trong Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê như sau: “giả thiết” – điều coi như là có thật, nêu ra làm căn cứ để phân tích, suy luận, giả định.

3. Độc giả hay đọc giả

Cần chỉ rõ rằng, “độc giả” là từ Hán Việt gồm hai chữ gốc Hán: “độc” mang ý nghĩa “đọc” hay “học” và “giả” mang ý nghĩa “người”. Khi hai chữ đó được kết hợp với nhau, có nghĩa là “người đọc”.

 

 

Trong khi đó, từ “đọc giả” được một số người sử dụng với nghĩa “người đọc” hay “bạn đọc” – bao gồm “đọc” là một từ thuần Việt và “giả” là một chữ Hán Việt. Hai từ này kết hợp với nhau không hợp lý.

Bởi vậy có thể khẳng định rằng, “độc giả” mới là từ chính xác.

4. Chín mùi hay chín muồi

Theo định nghĩa của Hoàng Phê – trong Từ điển Tiếng Việt 2000 có đề cập “chín muồi” là (quả cây) rất chín, đạt đến độ ngon nhất, đã phát triển đầy đủ để có thể chuyển giai đoạn hay trạng thái. (VD: Điều kiện để chín muồi).

 

Nhưng lại có rất ít từ điển đề cập đến từ “chín mùi”. Ngay cả từ điển của Nguyễn Kim Thản (2005) cũng chỉ nêu chín mùi như một cách nói tắt.

Bởi vậy, có thể khẳng định, từ đúng phải là “chín muồi”.

5. Tựu chung hay tựu trung

Từ đúng ở đây là “tựu trung”. Tuy nhiên, không ít người dùng “tựu chung” bởi họ cho rằng, nghĩa của “chung” trong “tựu chung” giống trong từ “chung quy”.

 

Từ “tựu trung” – “tựu” có nghĩa là tới (tề tựu); trung: là ở giữa, trong, bên trong. “Tựu trung” có nghĩa là tóm lại, biểu thị cái chung, cái chính trong những điều đã nói ở trên. Ví dụ: Mỗi người nói một kiểu nhưng tựu trung đều đồng ý cả.

6. Vô hình chung hay vô hình trung

Theo nghĩa Hán Việt, “Vô hình trung” có nghĩa là “trong cái vô hình”. Còn theo Từ điển Tiếng Việt: “vô hình trung”: nghĩa là tuy không có chủ định nhưng tự nhiên lại là (tạo ra, gây ra chuyện). Ví dụ: “Anh không nói gì, vô hình trung đã làm hại nó”.

 

Trong khi đó, không có từ điển nào đề cập đến định nghĩa của từ “vô hình chung” cả. Vì thế, “vô hình trung” là từ đúng; còn “vô hình chung” là sai.

7. Nhậm chức hay nhận chức

Theo nghĩa Hán Việt, “nhậm” trong từ “nhậm chức” là gánh vác công vụ, nhiệm vụ; “chức” là chức trách, việc quan, bổn phận. Do đó “Nhậm chức” là giữ chức vụ, gánh vác, đảm đương chức vụ do cấp trên giao phó.

 

Trong khi đó, từ “nhận chức” trong nghĩa Hán Nôm thì “nhận” là tiếp đón, chịu lấy, lĩnh lấy; nên từ “nhận chức” là nhận chức vụ, nhưng lại không diễn tả được trách nhiệm với chức vụ đó. Theo nghĩa Hán, từ “nhận” nghĩa là nhìn, biết, chịu, bằng lòng nên từ “nhận chức” không có nghĩa.

Bởi vậy, dù theo từ điển Hán Nôm, hay Hán Việt thì từ “nhận chức” đều không có nghĩa diễn tả được trách nhiệm đối với chức vụ. Do đó, từ đúng ở đây phải là “nhậm chức”.

8. Chẩn đoán hay chuẩn đoán

Nhiều người cho rằng hai từ này có nghĩa tương đồng nhưng sự thật là chỉ có một từ đúng.

“Chẩn đoán” – “chẩn” có nghĩa là xác định, phân biệt dựa theo những triệu chứng, dấu hiệu đã có; “đoán” có nghĩa là dựa vào cái có sẵn, đã thấy, đã biết để tìm cách suy luận ra điều còn chưa rõ hoặc chưa xảy ra.

 

Như vậy, “chẩn đoán” có nghĩa là xác định bệnh, dựa theo triệu chứng và kết quả xét nghiệm. VD: Chẩn đoán bệnh đúng thì điều trị mới có hiệu quả.

Trong khi đó, “chuẩn” trong từ “chuẩn đoán” lại không hề mang ý nghĩa đó. Từ “chuẩn” chỉ có nghĩa là cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu, hướng theo đó mà làm theo; hay là cái được công nhận là đúng theo quy định hoặc theo thói quen trong xã hội.

Vì vậy, “chẩn đoán” mới là đúng.

9. Tham quan hay thăm quan

Nhiều người cho rằng, “tham quan” hay “thăm quan” có thể thay thế cho nhau được. Nhưng sự thật là ngữ nghĩa của chúng rất khác nhau.

Từ “thăm quan” được gắn nghĩa từ “thăm” – đến nơi nào đó bày tỏ sự quan tâm, hỏi han hay xem xét để biết tình hình (thăm trường, lớp, người thân…) còn với từ “quan” nghĩa là quan sát.

 

Trong khi đó từ “tham quan” (động từ) – theo gốc Hán thì “tham” có nghĩa là thêm vào; “quan” nghĩa là quan sát, nhìn nhận. Do đó, “tham quan” nghĩa là đi tận nơi để quan sát, mở rộng hiểu biết, học hỏi kinh nghiệm.

Tuy nhiên, từ này đồng âm khác nghĩa với từ “tham quan” (danh từ) chỉ viên quan có tính tham lam. Bởi vậy, từ “tham quan” mới là từ chính xác.

10. Sát nhập hay sáp nhập

Bạn ban khoăn từ “sát nhập” hay “sáp nhập” mới đúng. Sự thật là gốc của 2 từ “sát nhập” và “sáp nhập” này bắt nguồn từ “sáp nhập”. Trong đó, “Sáp” có nghĩa là cắm vào, cài vào; còn “Nhập” nghĩa là vào, tham gia vào, đưa vào.Do vậy, “sáp nhập” là nhập chung lại, gộp chung lại làm một. (Ví dụ: Sáp nhập ba xã làm một). Với từ “sát nhập”, từ “sát” là từ biến âm, biến thể dân gian của từ “sáp” mà ra. Từ “sát” trong tiếng Việt có nghĩa phái sinh từ từ “sáp”. Do thói quen mà giờ nhiều người hay dùng từ sát nhập.

 

Từ “sáp” nghĩa gốc là cắm vào, cài vào thì còn có nghĩa là liền ngay bên cạnh, xích gần lại đến mức không còn khoảng cách. Hiện nay, nhiều người sử dụng hai từ “sáp nhập” và “sát nhập” để thay thế cho nhau. Một vài cuốn từ điển tiếng Việt đề cập đồng thời hai từ “sáp nhập” và “sát nhập” với nghĩa tương tự nhau.

Tuy nhiên, theo ý kiến của tiến sĩ Nguyễn Ngọc Quận – Trưởng Bộ môn Hán Nôm Khoa Văn học và khoa Ngôn ngữ – trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn thì không nên sử dụng hai từ này giống nhau bởi nó không thật hợp lý.

Từ “sát” – tức là cạnh đến mức không còn khoảng cách, còn “sáp” nghĩa là cắm vào, cài vào; nếu sử dụng chung, nghĩa gốc của từ “sáp” không còn, từ đó, nghĩa của từ đã bị thay đổi.

Rate this post
Bài trước

Bảng Chữ Cái Tiếng Thái

Bài tiếp theo

Thuế TNCN online – Cách đăng ký và tra cứu MST đơn giản, nhanh chóng

admin

admin

Bài tiếp theo

Thuế TNCN online - Cách đăng ký và tra cứu MST đơn giản, nhanh chóng

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • Xu hướng
  • Bình luận
  • Bài viết cũ
Mẫu công văn xin hủy tờ khai

Mẫu công văn xin hủy tờ khai

5 Tháng Hai, 2022
Mẫu thư chào hàng bằng tiếng anh

Mẫu thư chào hàng bằng tiếng anh

1 Tháng Tư, 2022
giấy đề nghị thanh toán tiếng anh

giấy đề nghị thanh toán tiếng anh

1 Tháng Tư, 2022

Mẫu Hợp đồng mua bán hàng hoá bằng tiếng anh (song ngữ Anh – Việt)

17 Tháng Hai, 2021
Dịch thuật hợp đồng uy tín chuyên nghiệp bảo mật

Dịch thuật hợp đồng uy tín chuyên nghiệp bảo mật

0

Ly hôn có được kết nạp đảng hay không?

0

Ly hôn đơn phương dễ hay khó

0
Mẫu công văn xin hủy tờ khai

Mẫu công văn xin hủy tờ khai

0
Dịch thuật hợp đồng uy tín chuyên nghiệp bảo mật

Dịch thuật hợp đồng uy tín chuyên nghiệp bảo mật

13 Tháng Tám, 2022
Dịch thuật tiếng Hàn công chứng tư pháp nhanh giá từ 75k

Dịch thuật tiếng Hàn công chứng tư pháp nhanh giá từ 75k

13 Tháng Tám, 2022
Dịch thuật giấy khai sinh tiếng Anh công chứng lấy nhanh

Dịch thuật công chứng giấy khai sinh lấy nhanh giá rẻ

13 Tháng Tám, 2022
Mẫu dịch thuật Giấy chứng nhận kết hôn Việt sang Hàn

Dịch thuật giấy đăng ký kết hôn công chứng tư pháp +100 Mẫu Mới nhất

12 Tháng Tám, 2022

Recent News

Dịch thuật hợp đồng uy tín chuyên nghiệp bảo mật

Dịch thuật hợp đồng uy tín chuyên nghiệp bảo mật

13 Tháng Tám, 2022
Dịch thuật tiếng Hàn công chứng tư pháp nhanh giá từ 75k

Dịch thuật tiếng Hàn công chứng tư pháp nhanh giá từ 75k

13 Tháng Tám, 2022
Dịch thuật giấy khai sinh tiếng Anh công chứng lấy nhanh

Dịch thuật công chứng giấy khai sinh lấy nhanh giá rẻ

13 Tháng Tám, 2022
Mẫu dịch thuật Giấy chứng nhận kết hôn Việt sang Hàn

Dịch thuật giấy đăng ký kết hôn công chứng tư pháp +100 Mẫu Mới nhất

12 Tháng Tám, 2022

CÔNG TY DỊCH THUẬT HANU

Dịch thuật Hanu

TPHCM: Căn số 6 - Đường Số 4 - Khu Dân Cư Cityland Garden Hills Phan Văn Trị, Phường 05, Quận Gò Vấp (Ngay Siêu Thị Emart Phan Văn Trị)

- Hotline / Zalo: 0909 126 997

- Email: info@dichthuathanu.vn

Hotline / Zalo: 0909 126 997

Văn phòng Hanu tại Hà Nội

Hà Nội: – 379 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội

– P1104/CT2A – KĐT Tân Tây Đô, Đan Phượng, HN

– Hotline / Zalo: 0909 126 997

– Email: info@dichthuathanu.vn

Văn phòng Hanu tại Đà Nẵng

TT1, Huỳnh Ngọc Huê, Thanh Khê, Đà nẵng

– Hotline / Zalo: 0909 126 997

– Email: info@dichthuathanu.vn

Văn phòng Hanu tại Bình Dương + Thủ Đức

Bình Dương: Sunview Town Apartment build (sunview town – chung cư đất xanh group ngã tư bình phước)

– Hotline / Zalo: 0909 126 997

– Email: info@dichthuathanu.vn

Văn phòng Hanu tại Đồng Nai

Đồng Nai: 135 Phan Chu Trinh, Phường Thanh Bình Biên Hòa, Đồng Nai (gần chợ Biên Hòa)

– Hotline / Zalo: 0909 126 997

– Email: info@dichthuathanu.vn

Browse by Category

  • Báo giá dịch thuật công chứng
  • Biểu mẫu
  • Blog
  • Dách sách Văn phòng công chứng
  • Danh bạ công ty dịch thuật
  • Dịch công chứng tiếng Anh
  • Dịch film
  • Dịch hồ sơ dự án
  • Dịch hồ sơ du học
  • Dịch hồ sơ giấy phép lao động
  • Dịch hồ sơ thầu
  • Dịch sách
  • Dịch song ngữ
  • Dịch tài liệu chuyên ngành
  • Dịch tài liệu kỹ thuật
  • Dịch tài liệu tiếng Hungary
  • Dịch tài liệu tiếng Slovakia
  • Dịch thuật công chứng
  • Dịch thuật công chứng Hà Nội
  • Dịch thuật công chứng TPHCM
  • Dịch thuật Đà Nẵng
  • Dịch thuật đa ngôn ngữ
  • Dịch thuật Hải Phòng
  • Dịch thuật tiếng Ấn Độ
  • Dịch thuật tiếng Ba Lan
  • Dịch thuật tiếng Bồ Đào Nha
  • Dịch thuật tiếng Bungari
  • Dịch thuật tiếng Campuchia
  • Dịch thuật tiếng Đan Mạch
  • Dịch thuật tiếng Hà Lan
  • Dịch thuật tiếng Hungary
  • Dịch thuật tiếng Malaysia
  • Dịch thuật tiếng Mông Cổ
  • Dịch thuật tiếng Myanmar
  • Dịch thuật tiếng Na Uy
  • Dịch thuật tiếng Phần Lan
  • Dịch thuật tiếng Philippines
  • Dịch thuật tiếng Rumani
  • Dịch thuật tiếng Séc
  • Dịch thuật tiếng Tây Ban Nha
  • Dịch thuật tiếng Thái Lan
  • Dịch thuật tiếng Thổ Nhĩ Kỳ
  • Dịch thuật tiếng Thụy Điển
  • Dịch thuật tiếng Ukraina
  • Dịch thuật tiếng Ý (Italia)
  • Dịch tiếng Đài Loan
  • dịch video clip
  • Dịch vụ Hợp pháp hóa lãnh sự -Chứng thực lãnh sự
  • Dịch vụ top trang chủ
  • Dịch website
  • Giới thiệu
  • Học tiếng Anh Online
  • Hỏi đáp
  • Kỹ năng nói tiếng Anh
  • Kỹ năng viết tiếng Anh
  • Mẫu các bài dịch tài liệu từ tiếng Việt sang các ngôn ngữ khác
  • Nghề dịch thuật
  • Phiên dịch
  • Phong thủy
  • Review
  • Tư vấn du học
  • Từ vựng thông dụng

Recent News

Dịch thuật hợp đồng uy tín chuyên nghiệp bảo mật

Dịch thuật hợp đồng uy tín chuyên nghiệp bảo mật

13 Tháng Tám, 2022
Dịch thuật tiếng Hàn công chứng tư pháp nhanh giá từ 75k

Dịch thuật tiếng Hàn công chứng tư pháp nhanh giá từ 75k

13 Tháng Tám, 2022
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Dịch thuật công chứng
  • Dịch thuật đa ngôn ngữ
  • Dịch tài liệu
  • Báo giá
  • Nghề dịch thuật

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Dịch thuật công chứng
    • Dịch thuật công chứng Hà Nội
    • Dịch thuật công chứng TPHCM
  • Dịch thuật đa ngôn ngữ
    • Dịch thuật tiếng Campuchia
    • Dịch thuật tiếng Đan Mạch
    • Dịch thuật tiếng Hà Lan
  • Dịch tài liệu
    • Dịch hồ sơ thầu
    • Dịch hồ sơ du học
    • Dịch film
    • Dịch hồ sơ dự án
    • Dịch hồ sơ giấy phép lao động
    • Dịch tài liệu chuyên ngành
    • Dịch tài liệu kỹ thuật
    • Dịch tài liệu tiếng Hungary
    • Dịch tài liệu tiếng Slovakia
  • Báo giá
  • Nghề dịch thuật

x
x